Hiển thị các bài đăng có nhãn Điện toán đám mây. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Điện toán đám mây. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018

Dịch vụ cho thuê Cloud Server tại VDO có thể là một lựa chọn tốt hơn so với mua máy chủ, nhưng nhiều dịch vụ có thể khiến cho bất kỳ chủ sở hữu doanh nghiệp nhỏ nào bắt đầu quay vòng. Vì các máy chủ sống ở đâu đó ngoài văn phòng của bạn, bạn sẽ cần phải hiểu một số khái niệm mới để bắt đầu và chạy. Ở đầu danh sách là các máy ảo và truy cập từ xa.

Điện toán Cloud Server

Mỗi nhà cung cấp dịch vụ máy tính nói rằng họ cung cấp một số dạng điện toán Cloud Server, nhưng các dịch vụ khác nhau rất nhiều. Trong hầu hết các trường hợp, các nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server cung cấp các công suất tính toán nhỏ được gọi là các máy ảo. Giống như các dịch vụ chia sẻ thời gian của quá khứ, một máy chủ duy nhất có thể lưu trữ một số máy tính ảo cùng một lúc. Mỗi máy ảo có dung lượng bộ nhớ và dung lượng đĩa nhất định, nhưng các tài nguyên này có thể sụp đổ và phát triển khi cần mà không ảnh hưởng đến những người dùng khác trên cùng một máy tính.

VMWare

Công nghệ phần mềm ảo hóa vmware cung cấp nhiều sản phẩm hỗ trợ công nghệ máy ảo và điện toán đám mây. Công ty đi tiên phong trong khái niệm về các máy ảo cho phép nhiều hệ điều hành chạy trên một máy tính để bàn hoặc máy chủ. Hầu hết người tiêu dùng dịch vụ Cloud Server trải nghiệm phần mềm VMWare như một công cụ để quản lý và sao chép các máy ảo trong cơ sở hạ tầng Cloud Server của họ. Các công ty lớn hơn có thể sử dụng VMWare để tạo môi trường Cloud Server của riêng họ, trong khi các nhà phát triển phần mềm sử dụng các sản phẩm VMWare để kiểm tra phần mềm trên nhiều hệ điều hành trên cùng một máy tính.

Tiếp cận từ xa

Vì các máy tính Cloud Server sống ở đâu đó ngoài văn phòng của bạn, bạn cần một cách để tương tác với chúng. Trên các máy chủ dựa trên Unix hoặc Linux, truy cập thường xảy ra thông qua đăng nhập từ xa bằng cách sử dụng các chương trình đầu cuối vỏ an toàn. Trên các máy tính chạy Windows, các chương trình truy cập từ xa cho phép người dùng xem các phiên chạy trên máy tính đám mây như một cửa sổ khác trên máy tính của họ. Các phiên từ xa này cho phép bạn cài đặt phần mềm, thêm người dùng hoặc sao chép tệp.

Citrix

Citrix cung cấp một loạt các giải pháp truy cập từ xa và Cloud Server từ cơ sở hạ tầng đám mây của công ty đến các ứng dụng di động cung cấp các giải pháp của công ty cho điện thoại di động và máy tính bảng. Citrix cũng cung cấp một loạt các giải pháp dựa trên web như GoToMeeting và GoToMyPC, cho phép truy cập từ xa từ máy tính này sang máy tính khác. Giống như VMWare, Citrix cung cấp một loạt các công cụ hỗ trợ Cloud Server, nhưng sức mạnh của nó nằm trong kinh nghiệm của nó trong các công nghệ truy cập từ xa.
Liên hệ:
- VPGD HN: Tầng 2, số 61 Mễ Trì Thượng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm,Thành Phố Hà Nội.
- Tel: 024 7305 6666
-  VPGD TPHCM: Phòng 13.09, Lô C, Số 974A Trường Sa (Co.opmart Nhiêu Lộc), Phường 12, Quận 3, Hồ Chí Minh.
 - Tel: 028 7308 6666
 - Contact Center: 1900 0366
 - Email: info@vdo.vn

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Điện toán đám mây (cloud computing) không phải là một công nghệ mà là một mô hình cung cấp và tiếp thị dịch vụ CNTT đáp ứng các đặc trưng nào đó.



Mây là toàn bộ dịch vụ máy tính, không phải sản phẩm, trong đó:* Cơ sở hạ tầng được chia sẻ. Nhiều khách hàng chia sẻ một nền tảng công nghệ chung và thậm chí là một ứng dụng đơn lẻ.

* Các dịch vụ này được truy xuất theo yêu cầu tại các đơn vị khác nhau tùy theo dịch vụ. Các đơn vị có thể là người sử dụng, dung lượng, giao dịch hoặc bất kỳ sự kết hợp nào từ chúng.

* Các dịch vụ được mở rộng. Từ quan điểm người dùng, các dịch vụ thì linh hoạt; không có giới hạn cho sự phát triển.

* Mô hình giá cả là do tiêu thụ. Thay vì thanh toán các chi phí cố định của một dịch vụ có quy mô để sử dụng tối đa, bạn trả một cái giá tham chiếu trên một đơn vị tiêu dùng (người sử dụng, các giao dịch, dung lượng…) được đo trong những khoảng thời gian có thể khác nhau, theo giờ hoặc tháng chẳng hạn.

* Dịch vụ có thể được truy xuất từ bất cứ nơi nào trên thế giới bởi nhiều thiết bị. Mô hình đám mây dẫn đến 2 loại cơ bản khác nhau của các đám mây: riêng (private) và công cộng (public). Những đám mây công cộng cung cấp các dịch vụ CNTT cho mọi khách hàng trên Internet. Đám mây riêng cung cấp dịch vụ CNTT cho một nhóm được xác định trước của khách hàng, có quyền truy xuất thông qua Internet hoặc mạng riêng. Bạn có thể cũng đã nghe về các đám mây trong và ngoài. Lúc trước là một nhóm nhỏ của những đám mây riêng, và cung cấp dịch vụ trong cùng một công ty hay nhóm các công ty. Về sau có thể là công cộng hay riêng và cung cấp các dịch vụ cho các công ty khác.

Hiểu để ứng dụng

Dịch vụ CNTT được cung cấp qua đám mây được nhóm lại thành 3 dạng: Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (Infrastructure as a Service – IaaS); Nền tảng như một dịch vụ (Platform as a Service – PaaS); và Phần mềm như một dịch vụ (Sotware as a Service – SaaS).

IaaS cung cấp môi trường xử lý (các máy chủ, lưu trữ, cân bằng tải, tường lửa). Những dịch vụ này có thể được thực hiện thông qua các công nghệ khác nhau, ảo hóa là một trong những công nghệ phổ biến nhất, ngoài ra có thể là công nghệ tính toán lưới (grid computing) hoặc chuỗi (cluster)…

PaaS cung cấp môi trường để phát triển và chạy các ứng dụng. Chứng thực, uỷ quyền, quản lý phiên và siêu dữ liệu cũng là một phần của dịch vụ này.

SaaS là mô hình đám mây tiên tiến và phức tạp nhất. Các dịch vụ phần mềm cung cấp các chức năng mà giải quyết cho người dùng các vấn đề, cho dù đó là người dùng đơn lẻ hay một nhân viên của một công ty. Một số ví dụ về các giải pháp hiện đang được cung cấp theo mô hình SaaS bao gồm: doanh nghiệp thông minh (business intelligence – BI), hội nghị Web (Web conference), e-mail, bộ ứng dụng văn phòng…

 Thuê cloud storage - Thuê Cloud Backup - Thuê Cloud server

Những lợi ích của mô hình này là rõ ràng và rất hấp dẫn: truy xuất vào một dịch vụ dễ dàng, loại bỏ các khoản đầu tư, hoãn một số chi phí và loại bỏ những thứ khác, tăng tính linh hoạt của CNTT, tăng khả năng di động cho người dùng và cải thiện tính sẵn sàng của dịch vụ.

Tuy nhiên, vì tính mới lạ của mô hình, có một số khía cạnh chưa được giải quyết, và như trong tất cả các môi trường làm việc, có những rủi ro mà phải được tính đến khi đánh giá thế nào, khi nào và vì cái gì để áp dụng công cụ mới này vào lĩnh vực CNTT của các công ty.

Hiện việc triển khai mô hình điện toán đám mây chưa cung cấp các hợp đồng đầy đủ về mức độ dịch vụ hoặc các công cụ kiểm soát của chúng. Chúng không cung cấp quá trình kiểm định an toàn hoặc quy định cho việc lưu trữ và sao lưu dữ liệu khách hàng được quản lý và lưu trữ trong mây. Chúng cũng không cung cấp giao diện tích hợp một cách rõ ràng và ổn định theo thời gian, giữa các dịch vụ lấy từ mây và dịch vụ của riêng công ty.

Giống như bất kỳ công cụ nào, điện toán mây không phải là hoàn hảo, cũng không phải là áp dụng trong tất cả các thiết lập và nó không thể được thực hiện chỉ qua một đêm. Nó đòi hỏi một quá trình đánh giá các lợi ích và rủi ro, một kế hoạch với từng giai đoạn thực hiện, và xác định một quá trình cải tiến liên tục cho giai đoạn sản xuất.

Căn cứ vào những ưu khuyết điểm đã được đề cập, các dịch vụ đám mây là một chọn lựa đúng đắn, trong thời kỳ đầu tiên, cho các doanh nghiệp để triển khai các đám mây riêng bằng cách sử dụng IaaS, để thử nghiệm các môi trường hoặc phát triển ứng dụng với dịch vụ PaaS và cho các ứng dụng khép kín, chẳng hạn như hội nghị Web trong dịch vụ SaaS.

Trong khi mô hình điện toán mây đưa ra các lựa chọn mới cho người sử dụng, nó cũng đòi hỏi thay đổi đáng kể từ các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ CNTT.

Các công ty cung cấp phần cứng, phần mềm và dịch vụ sẽ phải đối mặt với 2 thách thức đồng thời. Đầu tiên là phát triển hoặc thích ứng với sản phẩm, quy trình và các công cụ của họ để tiếp thị và cung cấp mô hình mới này. Thứ hai, và có lẽ là khó nhất, là thay đổi cơ cấu bán hàng và hỗ trợ của họ, và trong một số trường hợp, các thị trường mục tiêu của họ là tốt, nhằm đáp ứng sự năng động của môi trường mới.

Đối với các công ty kinh doanh phần cứng và phần mềm thồn thường, sự thay đổi chính sẽ là ở cấp độ của thị trường mục tiêu của chúng: trong mô hình điện toán mây người tiêu dùng công nghệ không còn là các công ty tài chính, công nghiệp hay tổ chức nhà nước (mà đã trở thành người sử dụng), mà là các công ty cung cấp dịch vụ CNTT.

Đối với các công ty bán ứng dụng, tác động sẽ diễn ra trong cơ cấu bán hàng và hỗ trợ, vì họ cần phải thay đổi từ việc bán giấy phép sang bán và hỗ trợ dịch vụ.

Cuối cùng, các công ty cung cấp dịch vụ CNTT sẽ phải tích hợp truyền thông với các dịch vụ của họ 100%, điều chỉnh danh mục đầu tư của họ đối với các dịch vụ đám mây, trong đó họ quyết định tham gia (IaaS, PaaS hay SaaS), điều chỉnh doanh số bán hàng, phân phối và quy trình thanh toán của họ cho mô hình theo yêu cầu, và phát triển các cơ chế tích hợp cần thiết giữa phạm vi CNTT của khách hàng và các đám mây để phát triển mô hình một cách hợp lý.

Do quy mô và độ phức tạp của những thay đổi rồi sẽ diễn ra, nếu có một vài khởi đầu sai sót thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Điều quan trọng là phải lập ra được kế hoạch, hiểu biết ở mỗi bước để đối mặt với những thách thức và phải đánh giá được các rủi ro, và hãy bắt đầu phương thức mới, đừng trì hoãn, nhằm mục đích đem đến hiệu quả kinh doanh, mang lại lợi nhuận nhiều hơn.

Theo PC World VN

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Bạn đã nghe đến khái niệm điện toán đám mây chưa, có bao giờ bạn tự hỏi liệu điện toán đám mây có phải là một công nghệ được cường điệu hay không? Câu trả lời của tôi là ” Có ” và ” Có”. Trong bài này, hãy tìm hiểu về những lợi ích và các thách thức của điện toán đám mây.

Các kiểu đám mây

Wikipedia định nghĩa điện toán đám mây là “sự phát triển và sử dụng công nghệ máy tính dựa trên Internet”. Đó là một mô tả rất khái quát và nhiều kiểu dịch vụ đề xuất có thể được phân loại như điện toán đám mây. Một nhóm lớn các đề xuất dịch vụ đám mây là các biến thể của SaaS (Software as a Service – phần mềm như một dịch vụ). Ví dụ về SaaS là: các ứng dụng Web như Zoho (xử lý văn bản, bảng tính), Salesforce (CRM-Quản lý quan hệ khách hàng), SlideRocket (trình bày) hoặc các dịch vụ Web như Google Search, Yahoo! Weather (Dự báo thời tiết của Yahoo) hay PayPal. Tất cả đều là những ví dụ tuyệt vời của điện toán đám mây, nhưng chúng có thể không có ích cho một doanh nghiệp đang muốn sử dụng điện toán đám mây. Tuy nhiên, các dịch vụ này có thể bổ sung cho các kiểu điện toán đám mây khác.

Kiểu điện toán đám mây Cluod server mà bạn có thể đang tìm kiếm là một kiểu cơ sở hạ tầng có lẽ được biết đến như là PaaS (Platform as a Service – Nền tảng như một dịch vụ). Một số ví dụ phổ biến nhất về PaaS là các kiểu lưu trữ dữ liệu đám mây khác nhau, như các dữ liệu không có cấu trúc với Dịch vụ lưu trữ đơn giản của Amazon (S3: Simple Storage Service) hoặc Dịch vụ tệp mở rộng của IBM (SOFS: Scale out File Service). Cả hai dịch vụ này là hệ thống tệp phân tán. S3 có khả năng truy cập thông qua một giao diện dịch vụ Web, trong khi SOFS có khả năng truy cập thông qua các giao thức tệp, chẳng hạn như NFS và FTP. Amazon cũng cung cấp lưu trữ dữ liệu có cấu trúc bằng dịch vụ SimpleDB của mình. SimpleDB cho phép dữ liệu có cấu trúc được lưu và được truy vấn thông qua một giao diện dịch vụ Web.

Điện toán chắc chắn có nhiều hơn là chỉ lưu trữ và đó là nơi mà các nền tảng điện toán đám mây xâm nhập vào. Các nền tảng cung cấp cho bạn một cách để lấy mã và thực hiện nó trên một nền tảng đám mây. Tất nhiên điều này có thể được kết hợp với lưu trữ đám mây và các dịch vụ Web đám mây. Có nhiều nền tảng có sẵn với rất nhiều lợi thế và bất lợi liên quan.
Thuê GPU hardware server - Thuê gpu cloud server - Thuê gpu dedicated server

Các lợi ích

Tại sao bạn muốn chạy mã của bạn trên một nền tảng điện toán đám mây thay vì trên các máy tính riêng của bạn? Có một số lý do thực tế, đơn giản. Bạn không phải mua và cài đặt lên tất cả các máy tính đó. Nếu đó là khía cạnh duy nhất của điện toán đám mây, thì nó sẽ không khác hơn là một dịch vụ máy chủ lưu trữ. Ưu điểm chính của điện toán đám mây là có thể nhanh chóng bật và tắt các ứng dụng (“spin up”) và có thể phát triển linh hoạt năng lực tính toán của bạn khi cần thiết. Ít nhất, bất kỳ nền tảng điện toán đám mây nào cũng có thể liên tục cung cấp tài nguyên điện toán càng ngày càng lớn theo yêu cầu. Một số nền tảng cũng cung cấp các nền tảng phát triển dùng chung, phổ biến trên điện toán theo yêu cầu.

Tóm lại, điện toán đám mây cho phép tổ chức của bạn nhanh chóng triển khai các ứng dụng và phát triển chúng để đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp. Nghe thật tuyệt, nhưng có một số thách thức liên quan đến điện toán đám mây mà bạn nên biết.

Các thách thức

Thật dễ dàng để tập trung hoàn toàn vào các lợi ích của điện toán đám mây, nhưng có một nhược điểm: Một trong những vấn đề rõ ràng nhất với điện toán đám mây là dữ liệu được cung cấp cho ứng dụng của bạn nằm ngay trong đám mây, cùng với ứng dụng của bạn. Dữ liệu của bạn có thể rất nhạy cảm, chẳng hạn như thông tin nhận dạng cá nhân về khách hàng của bạn hoặc về các công cụ tài chính và các hồ sơ giao dịch. Bạn cũng có thể có dữ liệu không nhạy cảm nhưng lại rất có giá trị, chẳng hạn như thông tin tổng hợp về những người dùng của bạn và cách họ sử dụng ứng dụng của bạn. Với thông tin quan trọng được lưu trữ trong đám mây, bạn phải hiểu nền tảng đó có an toàn hay không.

Ai truy cập dữ liệu của bạn trong đám mây không phải là điều duy nhất cần lo lắng. Tính toàn vẹn của dữ liệu đó mới là quan trọng. Hư hỏng của máy phải được dự kiến, vì vậy điều quan trọng là dữ liệu của bạn có thể được sao lưu và phục hồi trong trường hợp có hư hỏng. Một nền tảng có cung cấp sao lưu và phục hồi dữ liệu hoặc ít nhất là làm cho nó có khả năng cho những khách hàng cần điều này không? Độ tin cậy của ứng dụng của bạn rõ ràng rất quan trọng. Những loại thỏa thuận mức dịch vụ nào được một nền tảng cụ thể cung cấp? Những câu hỏi này và những câu hỏi quan trọng khác, được tìm hiểu khi bài viết này xem xét một vài nền tảng có sẵn.

Các nền tảng

Có rất nhiều nền tảng điện toán đám mây để lựa chọn. Danh sách ở đây còn chưa đầy đủ, nhưng sẽ cho bạn một ý tưởng về những lựa chọn phổ biến hơn và những khác biệt cơ bản giữa chúng. Chúng ta sẽ chú ý đặc biệt đến các ngôn ngữ lập trình và các công nghệ nguồn mở được hỗ trợ trên mỗi nền tảng và cách mỗi nền tảng xử lý một số vấn đề hóc búa của điện toán đám mây. Để giúp chuyển hướng một danh sách lớn như vậy, người ta phân loại lỏng lẻo chúng theo các nền tảng cơ bản và các nền tảng chuyên dụng.

Các nền tảng cơ bản là những đề xuất tối thiểu — chỉ phần cứng (ảo) và có lẽ có một hệ điều hành. Chúng có xu hướng linh hoạt hơn, do chúng có ít hạn chế hơn.

Các nền tảng chuyên dụng cung cấp một số kiểu môi trường lập trình và các dịch vụ trên một nền tảng cơ bản. Các nền tảng chuyên dụng này thường đơn giản hơn và thường cung cấp một số dịch vụ duy nhất.