Hiển thị các bài đăng có nhãn Cloud computing. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cloud computing. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015

 Bạn đã nghe về CloudLinux OS bao giờ chưa? Cùng nghiên cứu nhé!


CloudLinux là gì


CloudLinux OS là hệ điều hành *nix thương mại đầu tiên được thiết kế để phục vụ chủ yếu dành cho các nhà cung cấp trong lĩnh vực dịch vụ hosting, lưu trữ website (HP). Với việc sử dụng công nghệ LVE (Lightweight Virtual Environments) đã tạo ra một bước đột phá mới trong vấn đề quản lý tài nguyên máy chủ cũng như tài nguyên đối với từng tài khoản hosting trên máy chủ.

Trong trường hợp một số tài khoản hosting có hiện tượng bị tấn công từ chối dịch vụ (DDOS) hoặc việc mã nguồn chiếm quá nhiều tài nguyên để xử lý có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của máy chủ thì với LVE của CloudLinux OS sẽ là một công cụ tuyệt vời, giúp hạn chế những tài khoản có chiều hướng gây quá tải, làm giảm thiểu khả năng gây ảnh hưởng đến sự vận hành chung của hệ thống mà vẫn đảm bảo hoạt động ổn định thông suốt cho các khách hàng khác trên cùng hệ thống máy chủ.

Thuê cloud storage - Thuê Cloud Backup

Mô hình hosting chia sẻ truyền thống


Mô hình LVE của CloudLinux OS
Những ưu điểm khi sử dụng bản quyền CloudLinux:

Tăng cường bảo mật cho máy chủ cũng như những tài khoản trên máy chủ.
Tăng hiệu suất và sự ổn định cho máy chủ.
Giảm thiểu chi phí hỗ trợ và nhân sự cho việc quản lý máy chủ.
Giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động (downtime) của máy chủ do quá tải.
Chủ động trong vấn đề quản lý tài nguyên sử dụng đối với từng tài khoản.
Đảm bảo chất lượng dịch vụ và tăng thêm lượng khách hàng.
Cập nhật nhanh chóng các bản vá lỗi, lỗi bảo mật.
Tính tương thích:

CloudLinux OS tương thích với hầu hết những phần mềm, phần mềm quản lý hosting

Đặc điểm nổi bật khác:


Kernel được giới hạn dựa trên tài nguyên có sẵn và không tính thêm phí.
Nhật ký thống kê tài nguyên sử dụng của từng tài khoản.
Công cụ theo dõi thực trạng tài nguyên đang sử dụng dành cho người quản trị.
Tương thích sử dụng các gói RPM từ CentOS, Red Hat…
Dễ dàng chuyển đổi giữa các hệ điều hành CloudLinux, CentOS, Red Hat…
Việc cài đặt cấu hình CloudLinux rất dễ dàng và nhanh chóng kể cả với những máy chủ hiện đang hoạt động hoặc thiết lập trên một máy chủ mới. Chuyển đổi từ CentOS hoặc RHEL chỉ trong vòng 5 phút và bạn có thể bắt đầu trải nghiệm tức thì những hiệu quả mang lại từ công nghệ LVE của CloudLinux.

Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2015

Bạn đã bao giờ thắc mắc Cloud computing là gì chưa? Cùng tìm hiểu về nó nhé!




Thuật ngữ “cloud computing” ra đời giữa năm 2007 không phải để nói về một trào lưu mới, mà để khái quát lại các hướng đi của cơ sở hạ tầng thông tin vốn đã và đang diễn ra từ mấy năm qua.

Quan niệm này có thể được diễn giải một cách đơn giản: các nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm, dịch vụ… sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên Internet thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng (trên mặt đất) để mọi người kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần.

Như vậy, cloud computing chỉ là khái niệm hoàn chỉnh cho một xu hướng không mới bởi nhiều doanh nghiệp hiện không có máy chủ riêng, PC chỉ cài một số phần mềm cơ bản còn tất cả đều phụ thuộc vào cloud. Chẳng hạn, họ đăng ký dịch vụ hosting cho website công ty, thuê công cụ quản lý doanh thu từ Salesforce.com, lấy dữ liệu khảo sát thị trường từ tổ chức Survey Monkey… Và tất nhiên, họ dùng Google để tìm kiếm, phân tích, chia sẻ và lưu trữ tài liệu.

Với các dịch vụ sẵn có trên Internet, doanh nghiệp không phải mua và duy trì hàng trăm, thậm chí hàng nghìn máy tính cũng như phần mềm. Họ chỉ cần tập trung sản xuất bởi đã có người khác lo cơ sở hạ tầng và công nghệ thay họ. Google, theo lẽ tự nhiên, nằm trong số những hãng ủng hộ điện toán máy chủ ảo tích cực nhất bởi hoạt động kinh doanh của họ dựa trên việc phân phối các cloud (virtual server).

Tuy nhiên, mặt hạn chế là người dùng sẽ bị phụ thuộc vào công nghệ mà nhà cung cấp đưa ra cho họ, khiến cho sự linh hoạt và sáng tạo giảm đi. Cloud computing có nguy cơ lặp lại khiếm khuyết của mô hình điện toán cũ: các công ty sở hữu những hệ thống máy tính trung ương lớn (cloud) và mọi người sẽ kết nối với chúng qua các trạm. Người sử dụng cảm thấy bức bối vì chỉ có quyền thực hiện những việc trong phạm vi nhà quản trị cho phép nên không thể bắt kịp cải tiến mới nhất. Trước tình hình đó, máy tính cá nhân ra đời và phát triển như là cuộc “phản kháng” đối với sự độc tài của mô hình điện toán trung tâm (nổi tiếng nhất là IBM mainframe).

Nhưng điện toán Cloud server hiện mở hơn rất nhiều và quan trọng hơn, đây là giải pháp giá rẻ của các doanh nghiệp cũng như sự lựa chọn hàng đầu cho những ai thường xuyên phải đi xa nhưng không có laptop riêng. Ngay cả những hãng có năng lực tài chính cũng đánh giá cao xu hướng này, như Coca-Cola gần đây đã ký thỏa thuận đưa tất cả tài khoản e-mail của họ (khoảng 75.000) lên dịch vụ trực tuyến Microsoft Exchange Online.

Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015

Cùng tìm hiểu những lợi ích của Cloud Computing mang lại cho doanh nghiệp là gì nhé


Ưu việt của Cloud Computing so với những công nghệ có trước là nó cho phép người dùng một khả năng sử dụng tài nguyên hiệu quả, với chi phí thấp, người dùng chỉ trả chi phí cho nhà cung cấp những gì đã sử dụng.

Giảm chi phí


Khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Cloud Computing, đặc biệt là Public Cloud, thì chi phí đầu tư ban đầu rất thấp. Nếu doanh nghiệp tự xây dựng một hệ thống quy mô lớn cho mình thì chi phí đầu tư rất lớn (mua phần cứng, quản lý nguồn điện, hệ thống làm mát, nguồn nhân lực vận hành hệ thống…). Và các dự án tốn kém như vậy thường cần rất nhiều thời gian để được phê chuẩn. Việc xây dựng một hệ thống như vậy cũng đòi hỏi nhiều thời gian. Giờ đây, nhờ Cloud Computing, mọi thứ đã được nhà cung cấp dịch vụ chuẩn bị sẵn sàng, doanh nghiệp chỉ cần thuê là có thể sử dụng được ngay mà không phải tốn chi phí đầu tư ban đầu.

Cloud Computing giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu tư


Một yếu tố giúp giảm chi phí nữa là khách hàng chỉ trả phí cho những gì họ thật sự dùng (Usage-based costing). Với những tài nguyên đã thuê nhưng chưa dùng đến (do nhu cầu thấp) thì khách hàng không phải trả tiền. Đây thật sự là một lợi ích rất lớn đối với doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ Cloud Computing.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ máy chủ ảo giá rẻ

Sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn


Nhờ khả năng co giãn (elasticity) nên tài nguyên luôn được sử dụng một cách hợp lý nhất, theo đúng nhu cầu của khách hàng, không bị lãng phí hay dư thừa. Đối với nhà cung cấp dịch vụ, công nghệ ảo hóa giúp cho việc khai thác tài nguyên vật lý hiệu quả hơn, phục vụ nhiều khách hàng hơn.

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến việc sử dụng tài nguyên đó là cách “gán” (cấp phát) tài nguyên cho khách hàng. Các mô hình truyền thống hiện thực cấp phát tài nguyên theo kiểu single-tenant: một tài nguyên được cấp phát “tĩnh” trực tiếp cho một khách hàng, như vậy một tài nguyên chỉ có thể phục vụ cho một khách hàng dù cho khách hàng đó có những lúc không có nhu cầu sử dụng thì tài nguyên đó sẽ ở trạng thái rảnh, dư thừa chứ không được thu hồi lại.

Cloud Computing hiện thực việc phân phối tài nguyên theo kiểu multi-tenant: một tài nguyên có thể được cấp phát “động” cho nhiều khách hàng khác nhau, các khách hàng này sẽ luân phiên sử dụng tài nguyên được cấp phát chung. Với mô hình multi-tenant, một tài nguyên có thể phục vụ cho nhiều khách hàng khác nhau. Như vậy khi khách hàng không có nhu cầu, tài nguyên rảnh sẽ được hệ thống thu hồi lại và cấp phát cho khách hàng khác có nhu cầu.

>>> Thuê gpu dedicated server 

Tính linh hoạt


Nhờ khả năng co giãn mà Cloud Computing cung cấp, hệ thống của khách hàng có khả năng mở rộng hoặc thu nhở một cách linh hoạt tùy theo nhu cầu cụ thể. Doanh ghiệp có thể khởi đầu với quy mô nhỏ, nhu cầu thấp nhưng sau đó phát triển mở rộng quy mô với nhu cầu tăng cao.

Các dịch vụ Cloud Computing có thể được truy xuất ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào thông qua mạng internet.

Khách hàng có thể lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ nào đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của mình với giá cả và chất lượng dịch vụ hợp lý nhất.

Với Cloud Computing, doanh nghiệp sẽ chuyển hầu hết trách nhiệm về kiểm soát hệ thống, quản lý hạ tầng, bảo mật, đảm bảo chất lượng dịch vụ… cho nhà cung cấp dịch vụ. Khi đó doanh nghiệp sẽ giảm rất nhiều chi phí và chỉ tập trung vào nhiệm vụ chính là kinh doanh, không phải bận tâm nhiều đến việc quản lý, kiểm soát hệ thống

Nguồn : Internet

Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

Bạn đã biết các mô hình triển khai Cloud Computing là gì chưa? Chúng ta cùng nghiên cứu vấn đề này nhé!

1.Các đám mây công cộng
2.Các đám mây riêng
3.Các đám mây lai
4.Các đám mây cộng đồng

1.Các đám mây công cộng (Public cloud ) là các dịch vụ đám mây được một bên thứ ba (người bán) cung cấp. Chúng tồn tại ngoài tường lửa công ty và chúng được lưu trữ đầy đủ và được nhà cung cấp đám mây quản lý.

Các đám mây công cộng cố gắng cung cấp cho người tiêu dùng với các phần tử công nghệ thông tin tốt nhất. Cho dù đó là phần mềm, cơ sở hạ tầng ứng dụng hoặc cơ sở hạ tầng vật lý, nhà cung cấp đám mây chịu trách nhiệm về cài đặt, quản lý, cung cấp và bảo trì. Khách hàng chỉ chịu phí cho các tài nguyên nào mà họ sử dụng, vì thế cái chưa sử dụng được loại bỏ.

Tất nhiên điều này liên quan đến chi phí. Các dịch vụ này thường được cung cấp với “quy ước về cấu hình,” nghĩa là chúng được phân phối với ý tưởng cung cấp các trường hợp sử dụng phổ biến nhất. Các tùy chọn cấu hình thường là một tập hợp con nhỏ hơn so với những gì mà chúng đã có nếu nguồn tài nguyên đã được người tiêu dùng kiểm soát trực tiếp. Một điều khác cần lưu ý là kể từ khi người tiêu dùng có quyền kiểm soát một chút trên cơ sở hạ tầng, các quy trình đòi hỏi an ninh chặt chẽ và tuân thủ quy định dưới luật không phải lúc nào cũng thích hợp cho các đám mây chung.

Một đám mây công cộng là sự lựa chọn rõ ràng khi

• Phân bố tải workload cho các ứng dụng được sử dụng bởi nhiều người, chẳng hạn như e-mail.
• Bạn cần phải thử nghiệm và phát triển các mã ứng dụng.
• Bạn có các ứng dụng SaaS từ một nhà cung cấp có một chiến lược an ninh thực hiện tốt.
• Bạn cần gia tăng công suất (khả năng bổ sung năng lực cho máy tính cao nhiều lần).
• Bạn đang thực hiện các dự án hợp tác.
• Bạn đang làm một dự án phát triển phần mềm quảng cáo bằng cách sử dụng PaaS cung cấp các đám mây.

2.Các đám mây riêng (Private cloud) là các dịch vụ đám mây được cung cấp trong doanh nghiệp. Những đám mây này tồn tại bên trong tường lửa công ty và chúng được doanh nghiệp quản lý.

Các đám mây riêng đưa ra nhiều lợi ích giống như các đám mây chung thực hiện với sự khác biệt chính: doanh nghiệp có trách nhiệm thiết lập và bảo trì đám mây này. Sự khó khăn và chi phí của việc thiết lập một đám mây bên trong đôi khi có thể có chiều hướng ngăn cản việc sử dụng và chi phí hoạt động liên tục của đám mây có thể vượt quá chi phí của việc sử dụng một đám mây chung.
Các đám mây riêng đưa ra nhiều lợi thế hơn so với loại chung. Việc kiểm soát chi tiết hơn trên các tài nguyên khác nhau đang tạo thành một đám mây mang lại cho công ty tất cả các tùy chọn cấu hình có sẵn. Ngoài ra, các đám mây riêng là lý tưởng khi các kiểu công việc đang được thực hiện không thiết thực cho một đám mây chung, do đúng với các mối quan tâm về an ninh và về quản lý.

Một đám mây riêng là sự lựa chọn rõ ràng khi
• Việc kinh doanh của bạn gắn với dữ liệu và các ứng dụng của bạn. Vì vậy, việc kiểm soát và bảo mật chiếm phần lớn công việc.
• Việc kinh doanh của bạn là một phần của một ngành công nghiệp phải phù hợp với an ninh nghiêm ngặt và các vấn đề bảo mật dữ liệu.
• Công ty của bạn là đủ lớn để chạy một dữ liệu trung tâm điện toán đám mây có hiệu quả .

3.Các đám mây lai (Hybrid cloud ) là một sự kết hợp của các đám mây công cộng và riêng. Những đám mây này thường do doanh nghiệp tạo ra và các trách nhiệm quản lý sẽ được phân chia giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp đám mây công cộng. Đám mây lai sử dụng các dịch vụ có trong cả không gian công cộng và riêng.

Các đám mây lai là câu trả lời khi một công ty cần sử dụng các dịch vụ của cả hai đám mây riêng và công cộng. Theo hướng này, một công ty có thể phác thảo các mục tiêu và nhu cầu của các dịch vụ và nhận được chúng từ đám mây công cộng hay riêng, khi thích hợp. Một đám mây lai được xây dựng tốt có thể phục vụ các quy trình nhiệm vụ-tới hạn, an toàn, như nhận các khoản thanh toán của khách hàng, cũng như những thứ là không quan trọng bằng kinh doanh, như xử lý bảng lương nhân viên.
Hạn chế chính với đám mây này là sự khó khăn trong việc tạo ra và quản lý có hiệu quả một giải pháp như vậy. Phải có thể nhận được và cung cấp các dịch vụ lấy từ các nguồn khác nhau như thể chúng có nguồn gốc từ một chỗ và tương tác giữa các thành phần riêng và chung có thể làm cho việc thực hiện thậm chí phức tạp hơn nhiều. Do đây là một khái niệm kiến trúc tương đối mới trong điện toán đám mây, nên cách thực hành và các công cụ tốt nhất về loại này tiếp tục nổi lên và bất đắc dĩ chấp nhận mô hình này cho đến khi hiểu rõ hơn

  Thuê tủ Rack - Thuê phần cứng máy chủ

Dưới đây là một vài tình huống mà một môi trường hybrid là tốt nhất.

• Công ty của bạn muốn sử dụng một ứng dụng SaaS nhưng quan tâm về bảo mật . Nhà cung cấp SaaS có thể tạo ra một đám mây riêng chỉ cho công ty của bạn bên trong tường lửa của họ. Họ cung cấp cho bạn một mạng riêng ảo (VPN) để bổ sung bảo mật.
• Công ty của bạn cung cấp dịch vụ được thay đổi cho thị trường khác nhau. Bạn có thể sử dụng một đám mây công cộng để tương tác với khách hàng nhưng giữ dữ liệu của họ được bảo đảm trong vòng một đám mây riêng.

Các yêu cầu quản lý của điện toán đám mây trở nên phức tạp hơn nhiều khi bạn cần quản lý dữ liệu cá nhân, công cộng, và truyền thống tất cả với nhau. Bạn sẽ cần phải thêm các khả năng cho phù hợp với các môi trường

4.Các đám mây cộng đồng là các đám mây được chia sẻ bởi một số tổ chức và hỗ trợ một cộng đồng cụ thểcó mối quan tâm chung (ví dụ: chung sứ mệnh, yêu cầu an ninh, chính sách .. ) Nó có thể được quản lý bởi các tổ chức hoặc một bên thứ ba.

Một đám mây cộng đồng Cloud server có thể được thiết lập bởi một số tổ chức có yêu cầu tương tự và tìm cách chia sẻ cơ sở hạ tầng để thực hiện một số lợi ích của điện toán đám mây
Tùy chọn này là tốn kém hơn nhưng có thể đáp ứng về sự riêng tư, an ninh hoặc tuân thủ các chính sách tốt hơn
.

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Điện toán đám mây (cloud computing) không phải là một công nghệ mà là một mô hình cung cấp và tiếp thị dịch vụ CNTT đáp ứng các đặc trưng nào đó.



Mây là toàn bộ dịch vụ máy tính, không phải sản phẩm, trong đó:* Cơ sở hạ tầng được chia sẻ. Nhiều khách hàng chia sẻ một nền tảng công nghệ chung và thậm chí là một ứng dụng đơn lẻ.

* Các dịch vụ này được truy xuất theo yêu cầu tại các đơn vị khác nhau tùy theo dịch vụ. Các đơn vị có thể là người sử dụng, dung lượng, giao dịch hoặc bất kỳ sự kết hợp nào từ chúng.

* Các dịch vụ được mở rộng. Từ quan điểm người dùng, các dịch vụ thì linh hoạt; không có giới hạn cho sự phát triển.

* Mô hình giá cả là do tiêu thụ. Thay vì thanh toán các chi phí cố định của một dịch vụ có quy mô để sử dụng tối đa, bạn trả một cái giá tham chiếu trên một đơn vị tiêu dùng (người sử dụng, các giao dịch, dung lượng…) được đo trong những khoảng thời gian có thể khác nhau, theo giờ hoặc tháng chẳng hạn.

* Dịch vụ có thể được truy xuất từ bất cứ nơi nào trên thế giới bởi nhiều thiết bị. Mô hình đám mây dẫn đến 2 loại cơ bản khác nhau của các đám mây: riêng (private) và công cộng (public). Những đám mây công cộng cung cấp các dịch vụ CNTT cho mọi khách hàng trên Internet. Đám mây riêng cung cấp dịch vụ CNTT cho một nhóm được xác định trước của khách hàng, có quyền truy xuất thông qua Internet hoặc mạng riêng. Bạn có thể cũng đã nghe về các đám mây trong và ngoài. Lúc trước là một nhóm nhỏ của những đám mây riêng, và cung cấp dịch vụ trong cùng một công ty hay nhóm các công ty. Về sau có thể là công cộng hay riêng và cung cấp các dịch vụ cho các công ty khác.

Hiểu để ứng dụng

Dịch vụ CNTT được cung cấp qua đám mây được nhóm lại thành 3 dạng: Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (Infrastructure as a Service – IaaS); Nền tảng như một dịch vụ (Platform as a Service – PaaS); và Phần mềm như một dịch vụ (Sotware as a Service – SaaS).

IaaS cung cấp môi trường xử lý (các máy chủ, lưu trữ, cân bằng tải, tường lửa). Những dịch vụ này có thể được thực hiện thông qua các công nghệ khác nhau, ảo hóa là một trong những công nghệ phổ biến nhất, ngoài ra có thể là công nghệ tính toán lưới (grid computing) hoặc chuỗi (cluster)…

PaaS cung cấp môi trường để phát triển và chạy các ứng dụng. Chứng thực, uỷ quyền, quản lý phiên và siêu dữ liệu cũng là một phần của dịch vụ này.

SaaS là mô hình đám mây tiên tiến và phức tạp nhất. Các dịch vụ phần mềm cung cấp các chức năng mà giải quyết cho người dùng các vấn đề, cho dù đó là người dùng đơn lẻ hay một nhân viên của một công ty. Một số ví dụ về các giải pháp hiện đang được cung cấp theo mô hình SaaS bao gồm: doanh nghiệp thông minh (business intelligence – BI), hội nghị Web (Web conference), e-mail, bộ ứng dụng văn phòng…

 Thuê cloud storage - Thuê Cloud Backup - Thuê Cloud server

Những lợi ích của mô hình này là rõ ràng và rất hấp dẫn: truy xuất vào một dịch vụ dễ dàng, loại bỏ các khoản đầu tư, hoãn một số chi phí và loại bỏ những thứ khác, tăng tính linh hoạt của CNTT, tăng khả năng di động cho người dùng và cải thiện tính sẵn sàng của dịch vụ.

Tuy nhiên, vì tính mới lạ của mô hình, có một số khía cạnh chưa được giải quyết, và như trong tất cả các môi trường làm việc, có những rủi ro mà phải được tính đến khi đánh giá thế nào, khi nào và vì cái gì để áp dụng công cụ mới này vào lĩnh vực CNTT của các công ty.

Hiện việc triển khai mô hình điện toán đám mây chưa cung cấp các hợp đồng đầy đủ về mức độ dịch vụ hoặc các công cụ kiểm soát của chúng. Chúng không cung cấp quá trình kiểm định an toàn hoặc quy định cho việc lưu trữ và sao lưu dữ liệu khách hàng được quản lý và lưu trữ trong mây. Chúng cũng không cung cấp giao diện tích hợp một cách rõ ràng và ổn định theo thời gian, giữa các dịch vụ lấy từ mây và dịch vụ của riêng công ty.

Giống như bất kỳ công cụ nào, điện toán mây không phải là hoàn hảo, cũng không phải là áp dụng trong tất cả các thiết lập và nó không thể được thực hiện chỉ qua một đêm. Nó đòi hỏi một quá trình đánh giá các lợi ích và rủi ro, một kế hoạch với từng giai đoạn thực hiện, và xác định một quá trình cải tiến liên tục cho giai đoạn sản xuất.

Căn cứ vào những ưu khuyết điểm đã được đề cập, các dịch vụ đám mây là một chọn lựa đúng đắn, trong thời kỳ đầu tiên, cho các doanh nghiệp để triển khai các đám mây riêng bằng cách sử dụng IaaS, để thử nghiệm các môi trường hoặc phát triển ứng dụng với dịch vụ PaaS và cho các ứng dụng khép kín, chẳng hạn như hội nghị Web trong dịch vụ SaaS.

Trong khi mô hình điện toán mây đưa ra các lựa chọn mới cho người sử dụng, nó cũng đòi hỏi thay đổi đáng kể từ các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ CNTT.

Các công ty cung cấp phần cứng, phần mềm và dịch vụ sẽ phải đối mặt với 2 thách thức đồng thời. Đầu tiên là phát triển hoặc thích ứng với sản phẩm, quy trình và các công cụ của họ để tiếp thị và cung cấp mô hình mới này. Thứ hai, và có lẽ là khó nhất, là thay đổi cơ cấu bán hàng và hỗ trợ của họ, và trong một số trường hợp, các thị trường mục tiêu của họ là tốt, nhằm đáp ứng sự năng động của môi trường mới.

Đối với các công ty kinh doanh phần cứng và phần mềm thồn thường, sự thay đổi chính sẽ là ở cấp độ của thị trường mục tiêu của chúng: trong mô hình điện toán mây người tiêu dùng công nghệ không còn là các công ty tài chính, công nghiệp hay tổ chức nhà nước (mà đã trở thành người sử dụng), mà là các công ty cung cấp dịch vụ CNTT.

Đối với các công ty bán ứng dụng, tác động sẽ diễn ra trong cơ cấu bán hàng và hỗ trợ, vì họ cần phải thay đổi từ việc bán giấy phép sang bán và hỗ trợ dịch vụ.

Cuối cùng, các công ty cung cấp dịch vụ CNTT sẽ phải tích hợp truyền thông với các dịch vụ của họ 100%, điều chỉnh danh mục đầu tư của họ đối với các dịch vụ đám mây, trong đó họ quyết định tham gia (IaaS, PaaS hay SaaS), điều chỉnh doanh số bán hàng, phân phối và quy trình thanh toán của họ cho mô hình theo yêu cầu, và phát triển các cơ chế tích hợp cần thiết giữa phạm vi CNTT của khách hàng và các đám mây để phát triển mô hình một cách hợp lý.

Do quy mô và độ phức tạp của những thay đổi rồi sẽ diễn ra, nếu có một vài khởi đầu sai sót thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Điều quan trọng là phải lập ra được kế hoạch, hiểu biết ở mỗi bước để đối mặt với những thách thức và phải đánh giá được các rủi ro, và hãy bắt đầu phương thức mới, đừng trì hoãn, nhằm mục đích đem đến hiệu quả kinh doanh, mang lại lợi nhuận nhiều hơn.

Theo PC World VN